Chuyển đến nội dung chính
Bosch tại Việt Nam
Lịch sử công ty

Tái thiết 1946-1959

Tháp nhà máy đầu tiên của Bosch ở Stuttgart bị hỏng nặng (1945)

Vào cuối thế chiến thứ hai, Bosch đã mất đi các cơ sở quốc tế của mình lần thứ hai. Phần lớn các cơ sở sản xuất của hãng nằm trong các đống đổ nát. Hai thập niên sau đó đã được dành cho việc tái thiết, nhưng cũng để khai thác các ngành kinh doanh mới.

Bức vẽ một thợ xây dựng đang làm việc tại một tòa nhà.

Với xe ba gác và xẻng — tái thiết tại Bosch

Đến năm 1945, hơn 50% cơ sở nhà máy của Bosch ở Đức đã bị phá hủy bởi bom của quân Đồng Minh. Với vai trò then chốt là một hãng cung cấp xe quân đội trong chiến tranh, Bosch đã trở thành một mục tiêu chiến lược. Bây giờ công ty phải dọn dẹp, xây dựng và tạo công ăn việc làm cho các cộng sự.

Một số tàn tích phá hủy vẫn còn hiện hữu sau khi chiến tranh kết thúc. Tháp nhà máy đầu tiên của Bosch ở Stuttgart bị hỏng nặng (1945)
Một số tàn tích phá hủy vẫn còn hiện hữu sau khi chiến tranh kết thúc. Tháp nhà máy đầu tiên của Bosch ở Stuttgart bị hỏng nặng (1945)
Một năm sau khi chiến tranh kết thúc, những dấu hiệu tái thiết đã hiện hữu rõ ràng tại các cơ sở nhà máy bị tàn phá tại Stuttgart. (1946)
Một năm sau khi chiến tranh kết thúc, những dấu hiệu tái thiết đã hiện hữu rõ ràng tại các cơ sở nhà máy bị tàn phá tại Stuttgart. (1946)
Kiểm soát chất lượng bugi tại nhà máy Bamberg (1950). Sản phẩm truyền thống do Bosch sản sản xuất lần đầu vào năm 1902 là một trong những dấu ấn của sự phục hồi kinh tế sau năm 1945.
Kiểm soát chất lượng bugi tại nhà máy Bamberg (1950). Sản phẩm truyền thống do Bosch sản sản xuất lần đầu vào năm 1902 là một trong những dấu ấn của sự phục hồi kinh tế sau năm 1945.
Bosch tổ chức lễ kỷ niệm chiếc bơm phun dầu diesel thứ một triệu ở tiền sảnh của nhà máy Feuerbach (1950). Cũng tại đây, sản phẩm thành công này lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1927.
Bosch tổ chức lễ kỷ niệm chiếc bơm phun dầu diesel thứ một triệu ở tiền sảnh của nhà máy Feuerbach (1950). Cũng tại đây, sản phẩm thành công này lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1927.
/

Bugi và chảo – sống sót thời hậu chiến

Để có thể tuyển dụng lại các cộng sự và trả lương cho họ, Bosch lại tiếp tục sản xuất đồ dùng nấu ăn từ mũ nồi thép, xe cút kít và dù trong các đống đổ nát của nhà máy. Các cộng sự có thể tự sử dụng các thiết bị này hoặc trao đổi chúng để lấy nhu yếu phẩm khác. Các sản phẩm phức tạp hơn đầu tiên là bugi — dùng cho xe quân đội của phe Đồng Minh.

Đèn chỉ báo sản xuất ở đây năm 1949 là một tân phẩm hoàn toàn. Chúng đã thay thế các đèn chỉ hướng ô tô mà Bosch bắt đầu sản xuất vào năm 1927. (1950)
Đèn chỉ báo sản xuất ở đây năm 1949 là một tân phẩm hoàn toàn. Chúng đã thay thế các đèn chỉ hướng ô tô mà Bosch bắt đầu sản xuất vào năm 1927. (1950)
Sau khi kết thúc chiến tranh, Bosch đã tập trung lại vào thế mạnh vốn có của mình — nghiên cứu và phát triển và cải tiến sản phẩm cũ. Các nhà nghiên cứu của Bosch đã bắt đầu phát triển một loại kính hiển vi điện tử vào năm 1948 để nghiên cứu vật liệu của riêng họ. (1950)
Sau khi kết thúc chiến tranh, Bosch đã tập trung lại vào thế mạnh vốn có của mình — nghiên cứu và phát triển và cải tiến sản phẩm cũ. Các nhà nghiên cứu của Bosch đã bắt đầu phát triển một loại kính hiển vi điện tử vào năm 1948 để nghiên cứu vật liệu của riêng họ. (1950)
Chất lượng luôn là tiêu chí chủ chốt tại Bosch. Vì vậy, kiểm tra ngẫu nhiên — như tại đây trong khi sản xuất còi — là yêu cầu bắt buộc. (1950)
Chất lượng luôn là tiêu chí chủ chốt tại Bosch. Vì vậy, kiểm tra ngẫu nhiên — như tại đây trong khi sản xuất còi — là yêu cầu bắt buộc. (1950)
/

Người thực hiện di chúc của Robert Bosch và chủ tịch Hội đồng quản trị

Robert Bosch qua đời vào năm 1942. Những người thực hiện di sản của ông đã tái thiết công ty theo nguyện vọng và di chúc của ông để lại sau năm 1945. Mục đích là tạo lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng để dành một số tiền lãi cho công tác từ thiện. Hans Walz là người kế nhiệm người sáng lập công ty và điều hành nó cho đến năm 1963.

Theo di chúc được viết bốn năm trước khi ông mất vào năm 1942, Robert Bosch đã kêu gọi phát triển công ty "mạnh mẽ" hơn nữa. Ông không lập ra một lộ trình cụ thể, mà thay vào đó vạch ra hướng đi giúp những người kế nhiệm (trong ảnh) quản lý công ty. (1954)
Theo di chúc được viết bốn năm trước khi ông mất vào năm 1942, Robert Bosch đã kêu gọi phát triển công ty "mạnh mẽ" hơn nữa. Ông không lập ra một lộ trình cụ thể, mà thay vào đó vạch ra hướng đi giúp những người kế nhiệm (trong ảnh) quản lý công ty. (1954)
Hans Walz đã kế nhiệm Robert Bosch làm người đứng đầu công ty (1953).
Hans Walz đã kế nhiệm Robert Bosch làm người đứng đầu công ty (1953).
/

Các vụ kiện chống độc quyền — nỗi lo mất trắng

Khát vọng sức mạnh toàn cầu của Đức quốc xã chỉ có thể đạt được với sự trợ giúp của các công ty có tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Đó là lý do tại sao phe Đồng Minh phải phá vỡ các tập đoàn lớn của Đức, bao gồm Bosch. Tuy nhiên, công ty đã phát triển về cơ bản, nghĩa là các bộ phận riêng lẻ của nó không thể hoạt động một mình. Cuối cùng, Bosch vẫn còn gần như nguyên vẹn, mặc dù hãng phải tiết lộ các sáng chế của mình cho tất cả các đối thủ cạnh tranh sử dụng.

Bosch đã chuyển hướng sang đua xe để giúp tái thiết kinh doanh trong thập niên 1950, ban đầu thiết lập "dịch vụ đua xe" phục vụ cho bảo trì và lắp phụ tùng thay thế vào năm 1937. Việc sử dụng thành công công nghệ Bosch trong những điều kiện khắc nghiệt nhất là quảng cáo tốt cho độ tin cậy và độ bền của hãng.
Bosch đã chuyển hướng sang đua xe để giúp tái thiết kinh doanh trong thập niên 1950, ban đầu thiết lập "dịch vụ đua xe" phục vụ cho bảo trì và lắp phụ tùng thay thế vào năm 1937. Việc sử dụng thành công công nghệ Bosch trong những điều kiện khắc nghiệt nhất là một thông điệp quảng cáo tốt về độ bền.
Trụ sở chính của Bosch tại Breitscheidstrasse, Stuttgart được chiếu sáng mỗi đêm (1951). Đây là nơi các quản lý của Bosch và đại diện phe Đồng Minh tranh đấu vì tương lai của công ty trong các vụ kiện chống độc quyền.
Trụ sở chính của Bosch tại Breitscheidstrasse, Stuttgart được chiếu sáng mỗi đêm (1951). Đây là nơi các quản lý của Bosch và đại diện phe Đồng Minh tranh đấu vì tương lai của công ty trong các vụ kiện chống độc quyền.
/
Bức vẽ một quả địa cầu cách điệu với các mốc là các thủ đô nổi tiếng trên toàn thế giới.

"Sản xuất trên toàn thế giới" — những con đường mới để trở thành một công ty quốc tế

Trước khi Hitler nắm quyền, hơn 50% doanh thu của Bosch đến từ kinh doanh quốc tế. Nhưng sau năm 1945, nó gần như bằng không, và các tài sản quốc tế của công ty đã bị chiếm hữu. Nhờ các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác lâu năm và các thị trường đang phát triển nhanh ở các quốc gia như Brazil và Ấn Độ, việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu đã dần phát triển. Và cũng phải tới năm 1960, Bosch mới có doanh số bán hàng quốc tế một lần nữa lại vượt mức 20%.

Trong suốt thập niên 1950, sản xuất vẫn chủ yếu được thực hiện tại Đức. Cần có các dịch vụ vận chuyển phức tạp để gửi hàng xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Hệ thống băng chuyền đóng gói này là một công nghệ hiện đại vào thời gian đó. (1951)
Trong suốt thập niên 1950, sản xuất vẫn chủ yếu được thực hiện tại Đức. Cần có các dịch vụ vận chuyển phức tạp để gửi hàng xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Hệ thống băng chuyền đóng gói này là một công nghệ hiện đại vào thời gian đó. (1951)
Bosch bắt đầu thiết lập các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới trong suốt thập niên 1950. Cơ sở của Bosch tại Clayton gần Melbourne đã cung cấp cho ngành công nghiệp xe hơi của Australia các thiết bị điện như hệ thống đánh lửa, hệ thống cần gạt kính chắn gió, các loại còi, máy phát điện, bộ khởi động và chiếu sáng. (1960)
Bosch bắt đầu thiết lập các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới trong suốt thập niên 1950. Cơ sở của Bosch tại Clayton gần Melbourne đã cung cấp cho ngành công nghiệp xe hơi của Australia các thiết bị điện như hệ thống đánh lửa, hệ thống cần gạt kính chắn gió, các loại còi, máy phát điện, bộ khởi động và chiếu sáng. (1960)
Xe nghiên cứu của Bosch trong sân hạm đội Stuttgart được trang bị vô số đèn pha và còi khác nhau được sử dụng trên khắp thế giới. Việc này là để thử nghiệm lái xe trong điều kiện giao thông đường bộ. (1954)
Xe nghiên cứu của Bosch trong sân hạm đội Stuttgart được trang bị vô số đèn pha và còi khác nhau được sử dụng trên khắp thế giới. Việc này là để thử nghiệm lái xe trong điều kiện giao thông đường bộ. (1954)
/

Sự hoàn hảo tinh tế - công nghệ tiêu dùng

Đầu thập niên 1950, Bosch tung ra thị trường các sản phẩm phản ánh phép màu kinh tế Đức và châu Âu, đáp ứng nhu cầu của người dân khi thời kì khó khăn đã qua đi. Ví dụ như các thiết bị nhà bếp và khoan điện để tự làm. Các sản phẩm chủ chốt như radio trong xe hơi được bán ra hàng triệu chiếc.

Trong số các sản phẩm được tung ra vào thập niên 1950 là máy giặt, ở đây trên trang bìa một tờ quảng cáo từ năm 1958.
Trong số các sản phẩm được tung ra vào thập niên 1950 là máy giặt, ở đây trên trang bìa một tờ quảng cáo từ năm 1958.
Bosch đã tung ra chiếc tủ lạnh đầu tiên vào năm 1933, nhưng chúng chỉ thực sự có giá phải chăng khi được bắt đầu sản xuất hàng loạt giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sau chiến tranh. (1958)
Bosch đã tung ra chiếc tủ lạnh đầu tiên vào năm 1933, nhưng chúng chỉ thực sự có giá phải chăng khi được bắt đầu sản xuất hàng loạt giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sau chiến tranh. (1958)
/

Thiết bị nhà bếp của Bosch

Cảnh bán hàng máy chế biến thực phẩm tại một cửa hàng ở Stuttgart (1962)

Một “kỷ nguyên mới“ mở ra trong nhà bếp

Máy chế biến thực phẩm Bosch được quảng cáo với hai điểm nhấn. Chiếc máy có tên “Neuzeit“ (Thời hiện đại) và được mệnh danh là “trợ thủ đắc lực của phụ nữ thôn quê“. Thông điệp gửi đi là khách hàng đô thị sắp bước vào thời kỳ của công nghệ gia dụng hiện đại giúp đơn giản hóa công việc nội trợ.

Việc nhấn mạnh yếu tố thôn quê nhằm làm nổi bật khả năng xử lý lượng thực phẩm lớn của chiếc máy. Ở khu vực nông thôn, các gia đình có nhiều con cái và người dân cần phải xử lý nông sản nhanh sau khi thu hoạch, để bảo quản thực phẩm dùng dần – ví dụ như làm mứt và cấp đông thực phẩm.

Chiếc máy “Neuzeit“ có nhiều chức năng, có thể cắt, nhồi bột, nạo, ép và thậm chí là gọt vỏ khoai tây.

Ảnh: Tiếp thị máy chế biến thực phẩm tại một cửa hàng ở Stuttgart (1962)

Tái thiết lập lĩnh vực yêu thích cũ - phun xăng ô tô

Gutbrod Superior là chiếc xe chở khách đầu tiên được trang bị phun xăng của Bosch. Nó giảm mức tiêu thụ nhiên liệu đến 20% so với bộ chế hòa khí và tăng cường hiệu năng. (1952)
Gutbrod Superior là chiếc xe chở khách đầu tiên được trang bị phun xăng của Bosch. Nó giảm mức tiêu thụ nhiên liệu đến 20% so với bộ chế hòa khí và tăng cường hiệu năng. (1952)

Công nghệ được sử dụng trong nhiều sản phẩm của Bosch vẫn còn xuất phát từ thời kỳ trước chiến tranh. Nhưng nó cần được đổi mới để trở nên và duy trì tính cạnh tranh. Công nghệ phun xăng mà Bosch phát triển cho động cơ máy bay chính là một sự đổi mới dành cho ô tô vào đầu thập niên 1950, mặc dù phải mất hàng thập kỷ để nó trở thành tiêu chuẩn.

Bosch Combi

Một "Bosch Combi" dành cho những người tự làm - với hộp đựng tiện dụng (1952)

Dụng cụ điện gia dụng

Sự đam mê tự làm đã trở thành một ngành kinh doanh sinh lợi cho Bosch. Ra mắt vào năm 1952, công cụ điện "Bosch Combi" có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo phụ tùng được chọn — như mũi khoan, tuốc nơ vít, máy phun cát, hoặc thậm chí máy cắt tỉa hàng rào. Việc chào bán này đã tạo ra một phân khúc kinh doanh hoàn toàn mới ở châu Âu vì sức mua chủ yếu vẫn là từ phái mạnh - "tự làm" diễn ra chủ yếu ở các hầm rượu và gara.

Bộ công cụ hoàn chỉnh với các phụ kiện tiêu chuẩn được bán trọn gói trong một hộp hoặc trong một tủ gỗ để gắn trên tường. Bosch đã phát triển một dòng công cụ điện thứ hai theo cách này, để bổ sung cho các công cụ điện chuyên dụng cho các công trình xây dựng, bao gồm cả việc khoan máy.

Ảnh: Một bộ "Bosch Combi" dành cho những người tự làm - với hộp đựng tiện dụng (1952)

Điện tử — một ngành kinh doanh có hiệu quả

Bosch bắt đầu phát triển các cấu kiện điện tử vào giữa thập niên 1950. Thiết bị đầu tiên là "bộ giao điện" mà Bosch bắt đầu sản xuất vào năm 1958. Các bóng bán dẫn, và sau đó là các mạch tích hợp từ năm 1970. Tuy bị những người theo chủ nghĩa hoài nghi phê bình nhưng lại được những người khởi xướng hăng hái phát triển, chúng đã gieo hạt giống đầu tiên trong lĩnh vực điện tử, mà bây giờ là một lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Bosch.

Một cấu kiện rất nhỏ — gần như chỉ bằng kích thước của một hạt đậu và không thể phân biệt được trong ảnh của bộ điều tiết máy phát điện. Sau khi sản xuất hàng loạt vào năm 1958, thành phần bán dẫn tiên tiến này đã cải tiến cách máy phát điện sạc ắc quy.
Một cấu kiện rất nhỏ — gần như chỉ bằng kích thước của một hạt đậu và không thể phân biệt được trong ảnh của bộ điều tiết máy phát điện. Sau khi sản xuất hàng loạt vào năm 1958, thành phần bán dẫn tiên tiến này đã cải tiến cách máy phát điện sạc ắc quy.
Các linh kiện điện tử ban đầu của Bosch được làm từ gecmani, sau đó là silic, tinh thể. Bức ảnh này cho thấy việc sản xuất một tinh thể gecmani. (1961)
Các linh kiện điện tử ban đầu của Bosch được làm từ gecmani, sau đó là silic, tinh thể. Bức ảnh này cho thấy việc sản xuất một tinh thể gecmani. (1961)
/