Ô tô và hơn thế nữa 1926-1945
Bosch đã phải đương đầu với sự biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế và các mệnh lệnh của Đức quốc xã bằng sức mạnh sáng tạo và sự bền bỉ, cho đến khi Thế chiến thứ hai tạo ra những thách thức to lớn mới.
Bơm phun diesel - sản phẩm chủ chốt thứ hai
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, vào năm 1927, một sự đột phá đã đơm hoa kết trái và kéo dài đến ngày nay - bơm phun diesel. Đây là động thái của Bosch đối với việc phát triển thêm động cơ diesel, trái với động cơ xăng bơm phun diesel không cần bộ đánh lửa nam châm. Ban đầu chỉ được sử dụng trong xe tải, bơm phun diesel đầu tiên cho xe hơi đã được đưa ra thị trường vào năm 1936.
Năng lực khác — lĩnh vực kinh doanh mới
Một cuộc khủng hoảng lớn trong ngành công nghiệp ô tô Đức đã khiến nhà cung cấp Linh kiện ô tô Bosch cân nhắc lại danh mục sản phẩm của mình từ năm 1926. Điều này đã tạo cảm hứng kết hợp các chiến lược thành công trong quá khứ — cải tiến sản phẩm và phát triển đến giai đoạn sản xuất hàng loạt, như công cụ điện và công nghệ nhiệt, cùng với những nỗ lực hoàn toàn mới, chẳng hạn như công nghệ phát thanh và truyền hình.
Dụng cụ điện
Máy cắt tóc và máy khoan
Năm 1927, kỹ sư Hermann Steinhart của Bosch tìm thấy một thiết bị khiến ông mê mẩn, ngay trong phòng thử nghiệm của mình. Đó là chiếc máy “Forfex” có gắn mô-tơ ở tay cầm. Chính từ đây, rất nhiều cơ hội mới bắt đầu mở ra. Ban đầu, bộ phận của Steinhart đưa Forfex vào sản xuất hàng loạt, rồi tiếp tục phát triển trong vài năm để cho ra đời sản phẩm máy khoan cầm tay đầu tiên. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ sở sản xuất trong các nhà máy Bosch làm cơ sở thử nghiệm.
Ảnh: Một máy khoan cầm tay của Bosch đang được sử dụng (1936)
Đồng minh xuất sắc — Sản xuất cùng một đối tác mạnh
Gần mười năm sau khi chiến tranh kết thúc, doanh số bán hàng nước ngoài chỉ tăng lên 34% trong tổng số. Chi phí vận chuyển cao và các rào cản hải quan đã khiến Bosch thử những cách làm mới. Tại Pháp, Anh và Ý, việc tìm kiếm đối tác sản xuất tại địa phương đã được bắt đầu, và tại Australia và Nhật Bản các công ty đối tác đã sản xuất các sản phẩm theo giấy phép của Bosch. Đến năm 1932, doanh số bán hàng tại nước ngoài đã tăng lên 55%.
FESE
Công nghệ tiên phong
Cùng hãng tiên phong trong lĩnh vực truyền hình tại Scotland, John Logie Baird, và các công ty Zeiss Ikon và Loewe, Bosch đã thành lập Fernseh AG (FESE) vào năm 1929. Những năm tháng nghiên cứu cuối cùng đã thu được những thành công lớn ban đầu. FESE đã cung cấp các thiết bị ghi âm điện tử đầu tiên cho Thế vận hội Olympic tại Berlin vào năm 1936 và, cũng trong năm đó, giới thiệu "bộ thu sóng truyền hình tại nhà đầu tiên". Trong chiến tranh, FESE buộc phải phục vụ các mục đích quân sự nhằm phát triển một loại bom có gắn camera, có thể điều khiển từ xa thông qua hình ảnh truyền hình. Nhưng dự án này đã dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm, do cuộc chiến kết thúc.
Ảnh: Máy thu hình gia đình FESE (1938)
Công nghệ phun xăng cho động cơ máy bay và công nghệ truyền hình
Đức quốc xã lên cầm quyền đã đặt ra nhiều thách thức to lớn cho Bosch. Chính quyền yêu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ phun xăng cho động cơ máy bay và khởi xướng việc xây dựng các nhà máy mới. Đặc biệt, quân đội quan tâm đến công nghệ truyền hình. Doanh số bán hàng ở nước ngoài năm 1939 chỉ ở mức 9%.
Vũ khí và lao động cưỡng bức
Khi thế chiến thứ hai nổ ra, Bosch lại chuyển các hoạt động sang sản xuất phục vụ quân đội. Vào thời điểm đó, quân đội được cơ giới hóa nặng đến nỗi các hoạt động sản xuất ô tô của công ty vẫn được phép tiếp tục. Có chung số phận trong toàn ngành công nghiệp của Đức, các cộng sự bị triệu tập tham gia quân đội đã được thay thế bởi những người lao động bị áp bức từ các vùng đất bị chiếm đóng, một số bị buộc phải sống và làm việc trong các điều kiện vô nhân đạo.
Kháng chiến và bảo vệ người Do Thái
Mặt khác, ban lãnh đạo công ty Bosch đã mạnh mẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống chế độ Chủ nghĩa Quốc xã. Trọng tâm của nó là Carl Friedrich Goerdeler, người đã được bổ nhiệm làm cố vấn cho công ty. Người Do Thái bị bức hại cũng được tuyển dụng để cứu họ khỏi bị trục xuất đến các trại tập trung, hoặc được hỗ trợ tài chính để giúp họ di cư.
Kết thúc
Trong chiến tranh, phe Đồng Minh đã liên tiếp đánh bom vào các cơ sở sản xuất của Bosch. Robert Bosch đã không còn sống để chứng kiến những phần của các nhà máy của ông bị phá hủy như thế nào khi ông qua đời vào năm 1942. Ông ấy đã để lại những chỉ dẫn rõ ràng cho những người kế nhiệm của mình cách vận hành nhà máy mang tên ông.