Chuyển đến nội dung chính
Bosch tại Việt Nam
Lịch sử công ty

Những khởi đầu 1886-1905

Vào tháng mười một năm 1886, Robert Bosch bước vào phân xưởng đầu tiên của mình tại phía tây Stuttgart

Lịch sử của Bosch xuất phát từ rất nhiều bước đi đầu tiên. Bước đi tới sự độc lập, bước vào thị trường ô tô, bước tiến ra các thị trường ngoài nước Đức và bước chân vào lĩnh vực sản xuất lớn.

Bức vẽ những đường cong hướng lên trên, một người đàn ông (Robert Bosch) đang bước đi từ đó lên tới đỉnh.

Những năm đầu đầy cam go

Những năm tháng học việc và làm thuê đã đánh thức khao khát tự làm chủ của Robert Bosch. Năm 1886, ông mở Phân xưởng Cơ khí chính xác và Kỹ thuật Điện tại Stuttgart. Nhưng những năm đầu tiên ấy không hề suôn sẻ, phải qua nhiều thăng trầm và mãi cho đến giữa những năm 1890 thì công việc mới phát triển thuận lợi và nhanh chóng.

Vào tháng 11 năm 1886, Robert Bosch chuyển vào phân xưởng đầu tiên ở phía tây Stuttgart với một thợ cơ khí và một cậu bé giúp việc
Vào tháng 11 năm 1886, Robert Bosch chuyển vào phân xưởng đầu tiên ở phía tây Stuttgart với một thợ cơ khí và một cậu bé giúp việc
Để khách hàng có thể tìm thấy phân xưởng được đặt ở sân sau, năm 1890 Bosch đã đóng một biển hiệu của công ty.
Để khách hàng có thể tìm thấy phân xưởng được đặt ở sân sau, năm 1890 Bosch đã đóng một biển hiệu của công ty.
/

Những sản phẩm và dịch vụ đầu tiên

Bosch nhận làm tất cả công việc cơ khí chính xác và kỹ thuật điện, chẳng hạn như lắp đặt hệ thống điện thoại và chuông điện. Khi được yêu cầu chế tạo một hệ thống đánh lửa nam châm giống với hệ thống có sẵn trong một động cơ cố định, ông không bắt chước mà cải tiến hệ thống này, từ đó bắt đầu bước vào lĩnh vực sản xuất hệ thống đánh lửa nam chân.

Bosch đã đề xuất cài đặt một đồng hồ đo mực nước từ xa cho một khách hàng vào năm 1896.
Bosch đã đề xuất cài đặt một đồng hồ đo mực nước từ xa cho một khách hàng vào năm 1896.
Cơ chế tiếp xúc ở một đồng hồ đo mực nước từ xa đòi hỏi phải sản xuất chính xác để thiết bị báo cáo mực nước tới cơ sở trên một khoảng cách khá xa.
Cơ chế tiếp xúc ở một đồng hồ đo mực nước từ xa đòi hỏi phải sản xuất chính xác để thiết bị báo cáo mực nước tới cơ sở trên một khoảng cách khá xa.
Mặc dù là một sản phẩm không bình thường, nhưng rất nhiều máy chữ dành cho người khiếm thị cũng đã được sản xuất trong các phân xưởng của Bosch trong hai thập niên đầu.
Mặc dù là một sản phẩm không bình thường, nhưng rất nhiều máy chữ dành cho người khiếm thị cũng đã được sản xuất trong các phân xưởng của Bosch trong hai thập niên đầu.
/
Bức vẽ thể hiện sự phát triển của thiết bị đánh lửa điện từ.

Tia lửa điện khởi đầu - hệ thống đánh lửa nam châm

Từ năm 1897, Bosch bắt đầu lắp đặt các thiết bị đánh lửa nam châm cải tiến cho ô tô và trở thành nhà cung cấp thiết bị đánh lửa nam châm duy nhất và uy tín nhất. Đến 1902, ông Gottlob Honold, kỹ sư trưởng của Bosch, công bố một giải pháp tốt hơn – hệ thống đánh lửa nam châm cao áp với bugi. Sản phẩm này mở đường cho Bosch trở thành nhà cung ứng hàng đầu thế giới về công nghệ ô tô.

Mẫu vật tái hiện thiết bị đánh lửa nam châm điện áp thấp năm 1887 thể hiện bước đầu Bosch khám phá kỹ thuật đánh lửa hỗn hợp nhiên liệu.
Mẫu vật tái hiện thiết bị đánh lửa nam châm điện áp thấp năm 1887 thể hiện bước đầu Bosch khám phá kỹ thuật đánh lửa hỗn hợp nhiên liệu.
Thiết bị đánh lửa nam châm đầu tiên được sử dụng trong chiếc xe ba bánh của hãng De Dion Bouton năm 1897. Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện trước khi sản phẩm hoạt động hoàn hảo.
Thiết bị đánh lửa nam châm đầu tiên được sử dụng trong chiếc xe ba bánh của hãng De Dion Bouton năm 1897. Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện trước khi sản phẩm hoạt động hoàn hảo.
Bước đột phá quan trọng nhất là hệ thống đánh lửa nam châm cao áp, được Bosch đăng ký bằng sáng chế năm 1902.
Bước đột phá quan trọng nhất là hệ thống đánh lửa nam châm cao áp, được Bosch đăng ký bằng sáng chế năm 1902.
Hệ thống đánh lửa nam châm cao áp đầu tiên của Bosch, loại Hdh, với bugi (1902)
Hệ thống đánh lửa nam châm cao áp đầu tiên của Bosch, loại Hdh, với bugi (1902)
/

Gottlob Honold

Ảnh: Gottlop Honold (1901)

Một con người với bản năng sáng tạo

„Khi Honold hoàn thành một sản phẩm mới và chuyển cho bộ phận sản xuất, cả thế giới Bosch hồ hởi đón chờ sản phẩm hoàn chỉnh ra đời.“

Đây là cách mà Robert Bosch vinh danh kỹ sư trưởng của mình, người đầu tiên làm việc cho ông với tư cách học việc. Bên cạnh hệ thống đánh lửa nam châm cao áp, ông còn là người sáng tạo thành công hệ thống chiếu sáng, thiết bị khởi động, và còi cho danh mục các sản phẩm của Bosch — cho đến khi ông bất ngờ qua đời vào năm 1923.

Ảnh: Gottlop Honold (1901)

Chủ nhà - nhà máy đầu tiên

Bosch chuyển địa điểm nhiều lần trước khi ông quyết định xây dựng một nhà máy. Ban đầu ông dự kiến sẽ thuê một hoặc nhiều tầng, nhưng điều này không thành hiện thực. Ngược lại, nhà máy xây từ năm 1901 của Bosch được tiếp tục mở rộng ra các tòa nhà xung quanh.

Được xây dựng hoàn toàn từ bê tông cốt thép, nhà máy đầu tiên đã được xây dựng rất tiên tiến trong năm 1900, ngay cả khi nó có mặt tiền được thiết kế như thời phục hưng.
Được xây dựng hoàn toàn từ bê tông cốt thép, nhà máy đầu tiên đã được xây dựng rất tiên tiến trong năm 1900, ngay cả khi nó có mặt tiền được thiết kế như thời phục hưng.
Một số cộng sự Bosch cùng chụp ảnh ngay bậc thang sân trước của một nhà máy mới năm 1901.
Một số cộng sự Bosch cùng chụp ảnh ngay bậc thang sân trước của một nhà máy mới năm 1901.
Năm 1900, các cộng sự Bosch vẫn còn dùng tay quấn dây quanh cuộn đánh lửa của thiết bị đánh lửa nam châm.
Năm 1900, các cộng sự Bosch vẫn còn dùng tay quấn dây quanh cuộn đánh lửa của thiết bị đánh lửa nam châm.
Chỉ trong vài năm, nhà máy Bosch đã mở rộng từ một tòa nhà thành một khu vực quy mô (1905).
Chỉ trong vài năm, nhà máy Bosch đã mở rộng từ một tòa nhà thành một khu vực quy mô (1905).
/
Bức vẽ một chiếc xe cổ với các hành khác và biển chỉ đường "London."

Bước ra thế giới — văn phòng kinh doanh đầu tiên

Magnetos Simms Bosch thành lập văn phòng kinh doanh đầu tiên của mình tại đường Store, London, vào năm 1898. Năm tiếp theo, có thêm một văn phòng kinh doanh mới tại Paris.
Magnetos Simms Bosch thành lập văn phòng kinh doanh đầu tiên của mình tại đường Store, London, vào năm 1898. Năm tiếp theo, có thêm một văn phòng kinh doanh mới tại Paris.

"... Một chỗ đứng ở Anh Quốc ..." — đây là mong ước từ lâu của Robert Bosch. Năm 1898, ông thành lập công ty Bosch đầu tiên bên ngoài Đức tại London cùng với một người Anh – ông Frederic Simms. Đây là bước đi đầu tiên ra thị trường toàn cầu. Các văn phòng kinh doanh sau đó nhanh chóng được phát triển tại nhiều quốc gia châu Âu khác.

Hệ thống đánh lửa nam châm từ Paris - Bắt đầu sản xuất ở nước ngoài

Sau Anh quốc, Pháp là thị trường ô tô lớn nhất châu Âu. Bosch mở công ty con tại Pháp năm 1899. Tình hình kinh doanh tại chi nhánh Paris thực sự khả quan, và từ năm 1905 chi nhánh này có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường với sản phẩm hệ thống đánh lửa nam châm sản xuất tại nhà máy cách tháp Eiffel không xa.

Thuế hải quan và vận chuyển đường dài đã buộc Bosch bắt đầu sản xuất tại Paris vào năm 1905.
Thuế hải quan và vận chuyển đường dài đã buộc Bosch bắt đầu sản xuất tại Paris vào năm 1905.

Đua xe - Hoạt động quảng cáo đầu tiên

Vào những năm chuyển giao thế kỷ đã diễn ra các cuộc đua xe cơ giới quốc tế đầu tiên - một cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung cấp thể hiện tài năng của họ. Camille Jenatzy, tay đua người Bỉ đã lái chiếc Mercedes dành chiến thắng tại Cup Gordon Bennett ở Ai-len vào năm 1903 - một phần là nhờ hệ thống đánh lửa nam châm Bosch đáng tin cậy, chịu được những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Camille Jenatzy, tay đua người Bỉ giành cúp Gordon Bennett ở Ai-len năm 1903, với chiếc xe Mercedes có trang bị hệ thống đánh lửa nam châm Bosch.
Camille Jenatzy, tay đua người Bỉ giành cúp Gordon Bennett ở Ai-len năm 1903, với chiếc xe Mercedes có trang bị hệ thống đánh lửa nam châm Bosch.
Với bộ râu và mái tóc đỏ, cùng chiếc áo choàng đỏ, Jenatzy đã trở thành một biểu tượng quảng cáo. Được mệnh danh „Quỷ đỏ“, ông xuất hiện trong mẫu quảng cáo hệ thống đánh lửa nam châm Bosch mãi cho đến năm 1918.
Với bộ râu và mái tóc đỏ, cùng chiếc áo choàng đỏ, Jenatzy đã trở thành một biểu tượng quảng cáo. Được mệnh danh „Quỷ đỏ“, ông xuất hiện trong mẫu quảng cáo hệ thống đánh lửa nam châm Bosch mãi cho đến năm 1918.
/